Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mạn tính do cơ địa quá mẫn với các tác nhân kích thích bên ngoài.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Là một bệnh dị ứng, nên nguyên nhân gây bệnh là do khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể khởi phát cơ chế miễn dịch gây ra những đáp ứng quá mẫn.
Không thể xác định chính xác đâu là dị nguyên để có thể loại bỏ hoàn toàn.
Một số nguyên nhân hàng đầu được thống kê
- Phấn hoa: Đặc biệt là là vào mùa xuân.
- Nấm mốc: Vào mùa nồm ẩm.
- Khói bụi, khói thuốc.
- Lông động vật nuôi trong nhà.
2. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
- Ngứa mũi là dấu hiệu khởi phát đầu tiên sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Hắt hơi liên tục từng hồi.
- Chảy nước mũi trong, loãng sau cơn hắt hơi.
- Ngạt mũi, khó thở phải thở bằng miệng.
- Có thể đi kèm một số bệnh dị ứng khác: Ho khan kích ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm xoang…
3. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bị và những người xung quanh. Bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ làm giảm tình trạng bệnh.
Điều trị chủ yếu bằng phương pháp tại chỗ.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên.
Nhỏ/xịt thuốc nhỏ mũi loại co mạch để giảm ngạt mũi, trường hợp nặng có thể sử dụng loại có chứa Corticoid.
Điều trị với thuốc uống
Thuốc kháng Histamin/Corticoid cân nhắc theo từng trường hợp cụ thể để sử dụng khi cần thiết.
Vitamin C, Thymomodulin.
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng vẫn đề cao các biện pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường.
- Giữ vệ sinh nơi không gian sống, thường xuyên hút bụi, giặt chăn ga gối đệm.
- Xịt/rửa vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Không nên nuôi chó mèo trong phòng.
- Tập luyện thể dục thường xuyên, nâng cao sức đề kháng.
-
Ức chế giải phóng Histamin và tăng phân hủy Histamin.
-
Có tác dụng chống viêm, rất hữu ích cho viêm mũi dị ứng cấp, mạn.
-
Ổn định hệ miễn dịch, giảm độ nhạy cảm của cơ thể với kháng nguyên.