Đợi Một Chút..!

Content

Bệnh Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính gặp ơ 10-20% dân số, nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, không biến chứng thành ung thư nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

1. Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ hoàn toàn, nhưng có một sự liên quan phức tạp giữa não - ruột - hệ miễn dịch - vi sinh vật đường ruột.

1.1 Rối loạn trục não - ruột

IBS là rối loạn tương tác giữa hệ thần kinh trung ương và ruột.

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm  có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh điều khiển ruột, làm thay đổi nhu động ruột, cảm giác đau và tiết dịch. Vì vậy bệnh nhân IBS thường cảm nhận đau bụng rõ hơn dù không có tổn thương thực thể.

1.2 Quá mẫn nội tạng

  • Niêm mạc ruột của người bị IBS nhạy cảm quá mức ngay cả với những kích thích bình thường như khí, áp lực hoặc căng giãn ruột.
  • Dẫn đến cảm giác đau quặn bụng, đầy hơi mặc dù không có nguyên nhân tổn thương rõ ràng.

1.3 Rối loạn nhu động ruột

  • Co bóp quá nhanh: Tiêu chảy (IBS-D).
  • Co bóp quá chậm: Táo bón (IBS-C).

1.4 Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột giảm vi khuẩn có lợi và tăng vi khuẩn sinh khí gây đầy hơi.

Bệnh nhân bị IBS có thể là có nhiều yếu tố nguyên nhân kể trên, ngoài ra còn các yếu tố khác như viêm nhẹ niêm mạc ruột, yếu tố di truyền, tác dụng phụ của thuốc hoặc chế độ ăn.

2. Triệu chứng của hội hội chứng ruột kích thích

2.1 Đau bụng, khó chịu ở bụng

  • Vị trí: Thường ở bụng dưới hoặc quanh rốn.
  • Tính chất: Âm ỉ, quặn, tức, đôi khi như chuột rút.
  • Giảm sau khi đi ngoài.
  • Đau có mối liên quan với sự căng thẳng hoặc việc ăn uống.

2.2 Rối loạn đại tiện

Tiêu chảy, táo bón thất thường và được chia thành 3 dạng sau

  • IBS-D: Tiêu chảy chiếm ưu thế hơn.
  • IBS-C: Táo bón chiếm ưu thế hơn.
  • IBS-M: Tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau.

Hình thái phân thường thay đổi dạng: Loãng, nát, cứng viên như phân dê.

Cảm giác đi ngoài chưa hết, muốn đi tiếp.

Đôi khi có chất nhầy trong phân nhưng không có máu.

2.3 Chướng bụng, đầy hơi

  • Thường tăng lên sau ăn hoặc vào cuối ngày.
  • Có thể kèm ợ hơi hoặc buồn nôn nhẹ.

3. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Hiện nay thì chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn vì đây là một rối loạn chức năng mạn tính.

Nền tảng cũng như mục tiêu trong điều trị đó là ngăn ngừa cơn cấp tính, kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày. Có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ.

4. Lời kết

Thực tế đối với các bệnh mạn tính, không rõ nguyên nhân, không thể điều trị khỏi hoàn toàn như IBS này thì có rất ít thông tin để viết.

Triệu chứng cũng đơn thuần như các chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Và điều quan trọng là tính chất nguy hiểm của bệnh là không, bệnh lành tính, không tiến triển thành ung thư, không có biến chứng gì nguy hiểm.

Đối với dược sĩ tại nhà thuốc, khi bệnh nhân gặp tình trạng bệnh như trên thì cũng sẽ kê một số thuốc đường tiêu hóa thông dụng như men lợi khuẩn, thuốc điều hòa nhu động ruột, TPCN hỗ trợ tiêu hóa. Xem như một rối loạn tiêu hóa thông thường.

Nếu thìn trạng này diễn ra lặp lại thường xuyên thì tỷ lệ cao bệnh nhân đã mắc IBS, cần thiết có thể đi khám, mà đi khám là giúp loại bỏ một số trường hợp nguy hiểm dễ nhầm lẫn chứ cũng không điều trị khỏi hoàn toàn được.

Mục Lục